Nâng cao số lượng và chất lượng việc làm thông qua hoạt động lao động có trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

Dự án sẽ giúp khuyến khích các công ty đa quốc gia đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và xã hội thông qua hoạt động lao động có trách nhiệm xã hội tại Việt Nam, đặc biệt tập trung trong lĩnh vực điện tử.

Đối tác: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp
Đối tượng hưởng lợi:
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án là các tổ chức của người sử dụng lao động, công đoàn, Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp tại các cấp quốc gia, tỉnh và ngành.
Đối tưởng hưởng lợi cuối cùng của dự án là người lao động trong lĩnh vực điện tử tại các tỉnh được chọn lọc với trọng tâm là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và thanh niên.

Bối cảnh dự án

Theo Tổng cục Thống kê của Việt Nam, từ năm 2009 đến năm 2012 xuất khẩu điện tử của Việt Nam tăng 84%, và hiện đang là nguồn xuất khẩu lớn thứ 2 của đất nước. Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan là những nhà đầu tư chính trong lĩnh vực này. Ở miền Bắc, các doanh nghiệp sản xuất điện tử lớn đã thiết lập cơ sở của mình, dẫn đến việc tăng số lượng các công ty sản xuất linh kiện thiết bị điện tử (ngành công nghiệp phụ trợ). Sự có mặt của ngành điện tử ở miền Nam cũng rộng lớn không kém.

Ngành điện tử ở Việt Nam tuyển dụng khoảng 250.000 người lao động trong 500 công ty. Với ngành may mặc - ngành xuất khẩu lớn nhất, phần lớn là lao động nữ và đa phần trong số họ là người lao động trong nước và lao động nhập cư. Những thiếu hụt của việc làm bền vững bao gồm các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động là hậu quả của việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, công việc bấp bênh, mức lương trung bình và thiếu quyền thỏa ước tập thể và tự do hội họp. Tương tự như ngành may mặc, một số khách hàng quốc tế khuyến khích các nhà cung cấp thực hiện bộ quy tắc ứng xử và hỗ trợ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc tuân thủ luật pháp trong nước và nguyên tắc của các tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn là một thách thức lớn đối với các công ty hoạt động tại Việt Nam. Việt nam tiếp tục cần nâng cao nhận thức, hỗ trợ thực hiện và tăng cường năng lực cho tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực thực hành lao động trách nhiệm.

Dự án được đề xuất sẽ góp phần khuyến khích các DNĐQG đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua những phương thức thực hành lao động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam, trong đó chú trọng vào ngành điện tử.

Mục tiêu và chiến lược dự án

Mục tiêu bao trùm của dự án là tăng cường hoạt động lao động có trách nhiệm xã hội tại các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam
Để đạt được mục tiêu đó, chiến lược của dự án tập trung vào những điểm sau:
  • Tổ chức các hoạt động hướng đến doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành điện tử và các nhà cung cấp của họ, các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và công đoàn.
  • Tạo mối liên kết với các chương trình đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tối đa tầm ảnh hưởng và cải cách phù hợp với ưu tiên đã được xác định trong chương trình việc làm bền vững quốc gia.
  • Đồng bộ các chính sách và thực tiễn cho khu vực tư nhân với mục tiêu của khu vực công về tuân thủ pháp luật lao động và quản trị thị trường lao động hiệu quả.
  • Tạo điều kiện trao đổi các bài học kinh nghiệm rút ra giữa các quốc gia đầu tư và được đầu tư. Đây là một phần của dự án lớn hơn mà Nhật Bản tài trợ về "hoạt động lao động có có trách nhiệm tại Châu Á".

Kết quả mong đợi

  • Các nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở kiến thức chung về hoạt động lao động có trách nhiệm xã hội trong ngành điện tử tại Việt Nam và tăng cường phương thức hợp tác nâng cao hoạt động lao động có trách nhiệm xã hội.
  • Diễn đàn đối thoại ba bên cộng được thành lập và Kế hoạch Hành động Quốc gia được thông qua nhằm nâng cao hoạt động lao động có trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đa quốc gia và các đơn vị cung cấp trực tiếp.
  • Tuân thủ luật pháp tại nơi làm việc và văn hóa quản lý hiêu quả trong doanh nghiệp được nâng cao, bao gồm tăng cường đối thoại xã hội.
  • Các bài học rút ra được ghi nhận là một phần của công tác xác định mô hình hợp tác hiệu quả giữa quốc gia đầu tư và quốc gia được đầu tư qua FDI và các doanh nghiệp đa quốc gia.

Thông tin liên hệ

Văn phòng ILO tại Việt Nam
Tel : +84 4 3734 0907
Fax : +84 4 3734 0904
Email : HANOI@ilo.org