IR Summer School 2017

Khóa học Mùa hè về Quan hệ Lao động 2017

Văn phòng ILO tại Việt Nam cùng với một số nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực lao động đã lên ý tưởng tổ chức Khóa học Mùa hè thường niên về QHLĐ với hai mong muốn. Trước hết, Khóa học hỗ trợ đào tạo và cung cấp các nguồn học thuật cho các nhà nghiên cứu. Thứ hai, khóa học sẽ tạo nền tảng cho việc chính thức hóa mạng lưới các nhà nghiên cứu, giảng viên tiềm năng của các cơ quan công lập và ngoài công lập, cũng như các nhà nghiên cứu độc lập về những vấn đề lao động và việc làm ở trong nước và học giả quốc tế.

Bối cảnh

Khóa học Mùa hè về QHLĐ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7/2017. Dựa trên chuyên môn của các chuyên gia ở Việt Nam và quốc tế, Khóa học năm 2017 sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về sự phát triển của QHLĐ, khám phá lý luận học thuật về chủ đề này của Việt Nam và quốc tế, giới thiệu các kỹ năng nghiên cứu và cung cấp kinh nghiệm nghiên cứu thực địa để kết nối lý thuyết và thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam.
Khóa học Mùa hè về QHLĐ dựa trên những nguyên tắc sau:
  • Khóa học tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu và hướng tới việc xây dựng năng lực học thuật nhằm tăng cường chất lượng nghiên cứu về QHLĐ ở Việt Nam;
  • Do đó, học viên tham gia Khóa học sẽ chủ yếu là các nhà nghiên cứu, giảng viên đại học, nghiên cứu sinh Tiến sỹ và những người mong muốn nghiên cứu về lĩnh vực QHLĐ.

Nội dung

Nội dung Khóa học được xây dựng dựa trên nỗ lực chung của hai chuyên gia, ông Gregor Murray – Giáo sư trường Đại học Montreal, người có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy bộ môn QHLĐ cũng như nghiên cứu về thực tiễn QHLĐ tại nhiều quốc gia và bà Đỗ Quỳnh Chi – nhà nghiên cứu Việt Nam về QHLĐ có nhiều năm nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới lao động. Hai giảng viên này (cùng với một chuyên gia của ILO) sẽ đồng hành cùng học viên thông qua 3 module. Trong đó, những kiến thức cập nhật về lý thuyết và mô hình QHLĐ cũng như nghiên cứu về QHLĐ tại Việt Nam và phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng vào nghiên cứu QHLĐ với bối cảnh Việt Nam sẽ được trình bày với phương pháp sư phạm thực tế và tăng cường tương tác với học viên. Cụ thể:
QHLĐ - một bộ môn nghiên cứu
Cung cấp các tri thức nền tảng với thông tin so sánh về (1) các học thuyết chính về QHLĐ và những đặc điểm khác nhau nổi bật giữa các dòng lý thuyết về QHLĐ; (2) cách thức các lý thuyết khái niệm hóa các thực tiễn QHLĐ khác nhau; và (3) các mô hình QHLĐ trên thế giới.
Nghiên cứu về QHLĐ ở Việt Nam
Giới thiệu về lý luận QHLĐ ở Việt Nam và mô tả cũng như phân tích hệ thống và thực tiễn QHLĐ tại Việt Nam, đặc biệt phân tích những điểm mạnh và điểm yếu. Trong phần này, khung khổ pháp lý về QHLĐ của Việt Nam sẽ được nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu QHLĐ và bài tập nghiên cứu thực địa
Xác định những phương pháp nghiên cứu khoa học căn bản mà các nhà nghiên cứu Việt Nam có thể áp dụng để nghiên cứu về lao động, hỗ trợ học viên tìm hiểu cách thức thực hiện các phương pháp này. Học viên sẽ thử nghiệm cơ sở lý thuyết thông qua một chuyến nghiên cứu thực địa (08 tiếng) để áp dụng các phương pháp nghiên cứu và kiến thức học được thông qua bài giảng và các bài tập nhóm và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu bằng cách vận dụng các phương pháp khác nhau.
Chương trình học sẽ diễn ra trong 6 ngày, với các bài giảng tăng cường, làm việc nhóm và thảo luận nhóm về lý thuyết và mô hình QHLĐ ở nhiều nước trên thế giới, về phương pháp nghiên cứu và kết nối giữa lý thuyết và nghiên cứu để xây dựng những nghiên cứu sâu sắc liên quan tới Việt Nam.

Đối tượng khóa học hướng tới

Đối tượng mà Khóa học Mùa hè về QHLĐ năm 2017 hướng tới là:
  • Các nhà nghiên cứu trong các cơ quan của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội cũng như các đối tác xã hội khác;
  • Giảng viên của các trường đại học;
  • Nghiên cứu sinh Tiến sĩ với đề tài nghiên cứu liên quan tới chủ đề lao động và việc làm;
  • Đại diện người lao động và người sử dụng lao động;
  • Chuyên gia, cộng tác viên và nhân viên các dự án hợp tác kỹ thuật của ILO; và
  • Các chuyên gia và cán bộ làm công tác thực tiễn về QHLĐ.

Giải thưởng cho học viên xuất sắc nhất

Các giảng viên của Khóa học sẽ đáng giá quá trình học tập của học viên. Học viên sẽ thực hiện một loạt các bài tập, thảo luận và tương tác trong khi học, qua đó kết quả học tập sẽ được lưu lại minh bạch.
Cuối Khóa học, giải thưởng sẽ được trao cho học viên xuất sắc nhất của Khóa học Mùa hè về QHLĐ 2017 để tham dự Hội nghị toàn cầu của Hiệp hội Quốc tế về Quan hệ Lao động và Quan hệ Việc làm (ILERA), tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc từ ngày 23-27/07/2018. Hội nghị này là nơi các chuyên gia quan tâm tới các phía cạnh về QHLĐ và quan hệ việc làm gặp và chia sẻ về những tiến triển, ý tưởng và thực tiễn mới trong lĩnh vực này. Học viên xuất sắc nhất của Khóa học Mùa hè về QHLĐ 2017 sẽ tham gia tích cực vào các phiên thảo luận trong Hội nghị toàn cầu lần thứ 18 của ILERA với chủ đề Việc làm cho một Xã hội Bền vững: Cần phải làm gì?
Để biết them thông tin về Hội nghị toàn cầu lần thứ 18 của ILERA, xin xem thêm chi tiết tại website http://www.ilera2018.org/.


Hồ sơ đăng ký và tiêu chuẩn xét duyệt

Trong hồ sơ đăng ký, các ứng viên gửi (1) lý lịch khoa học (CV); (2) thư giải thích lý do tham gia Khóa học và Khóa học sẽ giúp ứng viên tăng cường kỹ năng và chuyên môn như thế nào và cách thức ứng viên sẽ vận dụng vào trong công việc của mình; và (3) trả lời bảng thăm dò gắn kèm.
Các hồ sơ đăng ký xin gửi về ILO trước ngày 30/06/2017, theo các phương thức sau:
(1) Địa chỉ chính thức của Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam
48-50 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội; hoặc
(2) Địa chỉ email my@ilo.org cho chị Lê Thị Trà My, Trợ lý Nghiên cứu, Chương trình Khung khổ Quan hệ Lao động Mới, ILO.
 
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng xem tờ rơi giới thiệu khóa học hoặc liên hệ trực tiếp chị Lê Thị Trà My qua email: my@ilo.org hoặc số điện