Phát biểu khai mạc của Giám đốc ILO Việt Nam tại Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN lần thứ 7
TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN lần thứ 7 - Chiến lược thanh tra lao động đối với việc làm bền vững bao gồm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, diễn ra vào ngày 27-8/9/2018 tại TP HCM.
Thưa Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH
Ông Bernhard Raebel, Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh tra Lao động Quốc tế (IALI)
Thưa đại diện các nước thành viên ASEAN tham dự hội nghị
Thưa đại diện Ban thư ký ASEAN
Kính thưa các Quý ông , Quý bà tham dự hội nghị
Tôi rất vui mừng được có mặt ở đây hôm nay, thay mặt cho Tổ chức Lao động Quốc tế, chào mừng tất cả các vị đại biểu tới tham dự Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN lần thứ 7 để thảo luận về vai trò của việc lập kế hoạch chiến lược trong thanh tra lao động để đạt được việc làm bền vững, bao gồm cả trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là vinh dự lớn của Tổ chức Lao động Quốc tế khi được tiếp tục mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước thành viên ASEAN tại các Hội nghị thanh tra lao động từ Hội nghị đầu tiên tại Việt Nam 8 năm trước đây.
Nhân dịp này, tôi xin hoan nghênh Bộ LĐTBXH và Ban thư ký ASEAN đã nỗ lực để Hội nghị có thể diễn ra mặc dù thời gian chuẩn bị không nhiều. Tôi xin gửi lời chúc mừng tất cả những người đã tham gia chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này. Trên thực tế, đây là lần thứ ba Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị này và tôi muốn đặc biệt ghi nhận sự lãnh đạo của Bộ LĐTBXH đối với hoạt động thanh tra lao động trong cộng đồng ASEAN.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp ở Tổ chức Lao động Quốc tế đến từ Geneva, Bangkok và Hà Nội đã tích cực đóng góp cho sự kiện này, bao gồm cả đóng góp về mặt kinh phí, trong đó 1 phần kinh phí hỗ trợ đến từ Quỹ Tầm nhìn không tai nạn (Vision Zero Fund) của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Nhân dịp này, tôi xin hoan nghênh Bộ LĐTBXH và Ban thư ký ASEAN đã nỗ lực để Hội nghị có thể diễn ra mặc dù thời gian chuẩn bị không nhiều. Tôi xin gửi lời chúc mừng tất cả những người đã tham gia chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này. Trên thực tế, đây là lần thứ ba Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị này và tôi muốn đặc biệt ghi nhận sự lãnh đạo của Bộ LĐTBXH đối với hoạt động thanh tra lao động trong cộng đồng ASEAN.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp ở Tổ chức Lao động Quốc tế đến từ Geneva, Bangkok và Hà Nội đã tích cực đóng góp cho sự kiện này, bao gồm cả đóng góp về mặt kinh phí, trong đó 1 phần kinh phí hỗ trợ đến từ Quỹ Tầm nhìn không tai nạn (Vision Zero Fund) của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Nhân dịp này, tôi cũng xin thay mặt Tổ chức Lao động Quốc tế gửi lời chia buồn chân thành và sâu sắc tới nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tuần trước.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trên thế giới, và ngay tại cộng đồng ASEAN, thanh tra lao động được công nhận rộng rãi là một cơ quan công quyền quan trọng để đạt được việc làm bền vững. Tuy nhiên, tại nhiều nước thành viên ASEAN, thanh tra lao động vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là sự mất cân bằng giữa nguồn lực hạn chế và số lượng lớn người lao động và nơi làm việc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng trong vùng kinh tế năng động này, việc tuân thủ luật lao động là rất quan trọng, không chỉ để đảm bảo quyền của người lao động và nơi làm việc hài hòa và hiệu quả, mà còn góp phần tạo ra tiến bộ kinh tế và xã hội trong khối ASEAN và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững cho đến năm 2030.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau tăng cường vai trò của thanh tra lao động phối hợp với các đối tác xã hội để cải thiện sự tuân thủ nơi làm việc trong nền kinh tế của từng nước, cũng như trong chuỗi cung ứng toàn cầu? Một giải pháp quan trọng là tăng cường lập kế hoạch tuân thủ chiến lược, đây cũng chính là trọng tâm của hội nghị năm nay, và nhấn mạnh những hỗ trợ kỹ thuật gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế đối với thanh tra lao động.
Tổ chức Lao động Quốc tế công nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong những năm gần đây để cải thiện khung pháp lý và chính sách, bổ sung nguồn lực và phát triển các can thiệp mới, nhằm tăng cường tuân thủ quy định nơi làm việc. Hội nghị này là cơ hội để chia sẻ một số những thành công mà các nước đã đạt được cũng như thúc đẩy sự gắn kết trong việc thực thi chính sách giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các chính phủ, và thanh tra lao động nói riêng, vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành luật lao động và bảo vệ người lao động. Những thách thức này là đáng kể khi chúng ta nghĩ về tương lai, công việc, sự chuyển đổi của các nền kinh tế địa phương thông qua công nghệ, các dạng công việc đa dạng và mới nổi, cùng với những ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Cùng với nhau, các yếu tố này tiếp tục chuyển đổi thị trường lao động và nơi làm việc, và đặt ra thách thức cho thanh tra lao động khi thực thi nhiệm vụ của mình, đặc biệt là với các phương pháp thực thi truyền thống.
Sự yếu kém của thanh tra lao động thường bị đổ thừa là do nguồn lực hạn chế và thiếu sự hỗ trợ chính trị. Nhưng Tổ chức Lao động Quốc tế muốn thách thức cách tư duy theo phản xạ này. Tất cả các cơ quan thanh tra trên toàn cầu, dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển, đều phải đối mặt với những hạn chế nhất định về nguồn lực. Một hệ thống thanh tra hiệu quả phải là một hệ thống tối đa hóa được tác dụng của các nguồn lực mà nó có - đặc biệt thường là thông qua quy hoạch chiến lược nghiêm ngặt. Nếu thanh tra chỉ để ý đến việc họ đang thiếu cái gì thì có thể bỏ lỡ các cơ hội đạt được nhiều hơn với ít nguồn lực đầu vào hơn. Nguồn lực rất quan trọng, và Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi Chính phủ cần cung cấp đủ nhân lực và tài chính cho các cơ quan thanh tra. Nói vậy không có nghĩa là nhiều nguồn lực hơn thì sẽ có sự tuân thủ tốt hơn nếu không có khung chiến lược.
Do đó, ILO đang làm việc với nhiều quốc gia, trong đó có một số nước ở ASEAN có mặt tại Hội nghị hôm nay, để cải thiện phương pháp lập kế hoạch chiến lược của mỗi nước. Mô hình tuân thủ chiến lược của ILO cũng không phải là một ý tưởng mới. Các cơ quan thanh tra cũng đã áp dụng cách tiếp cận này ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, mô hình chúng tôi đưa ra là một phương pháp từng bước hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược trong bối cảnh các nguồn lực hạn chế.
Đây là phương pháp phù hợp với tất cả các thành phần trong thị trường lao động, dù là doanh nghiệp nhỏ và vừa hay ở quy mô lớn, và ở mọi ngành nghề, dù có liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. Đó chính là lý do tại sao chủ đề của Hội nghị Thanh tra ASEAN lần này tập trung không chỉ về tuân thủ chiến lược trong chuỗi cung ứng mà còn ở tất các doanh nghiệp và vì tất cả người lao động. Lập kế hoạch tuân thủ tốt hơn sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những nơi làm việc này và kết nối trực tiếp tới nên kinh tế trong nước và trên toàn thế giới.
Điều này đã được ghi nhận tại Hội nghị lao động quốc tế 2016. Nghị quyết của Hội nghị về việc làm bền vững trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đã ghi nhận rằng cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả người lao động trong nước sẽ mang lại tác động tích cực cần thiết tới điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Về mặt này, các Chính phủ và đặc biệt là các cơ quan thanh tra, cần đặt kỳ vọng rằng tất cả doanh nghiệp dưới thẩm quyền của mình phải tôn trong pháp luật lao động và thuộc đối tượng thanh tra. Để làm được điều đó, thanh tra phải tránh các quy định không công bằng và bảo vệ người lao động, dù họ là lao động di cư, lao động tại nhà, lao động có việc làm phi tiêu chuẩn hay người lao động trong các khu chế xuất.
Thưa quý vị đại biểu,
Khi hội nhập khu vực và toàn cầu sâu rộng hơn tiếp tục là một ưu tiên cho các nền kinh tế định hướng xuất khẩu trong khu vực, các nước ASEAN nên tập trung hơn vào các chiến lược thanh tra để cải thiện điều kiện làm việc trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm ở các nơi làm việc là một phần của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc làm bền vững, trong nhiều trường hợp là điều kiện quan trọng để tiếp cận thị trường toàn cầu hoặc để tiếp nhận những lợi ích thương mại ưu tiên khác. Chúng tôi nhìn thấy sự năng động đó hôm nay, dù là trong ngành hải sải, dệt may, điện tử, ô tô, thực phẩm, nông nghiệp hay trong các ngành công nghiệp toàn cầu khác. Đảm bảo quyền cơ bản tại nơi làm việc và điều kiện làm việc bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn tốt cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Thưa quý vị,
Hội nghị Thanh tra ASEAN cũng là bằng chứng cho thấy thanh tra lao động không đơn độc và không nên đơn thương độc mã trên con đường của mình. Trách nhiệm thực thi pháp luật là của chính phủ, tuy nhiên, người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức của họ cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đảm bảo tuân thủ. Vì lý do này, ILO rất vui mừng nhận thấy sự tham gia của các đối tác xã hội trong Hội nghị về thanh tra lao động hôm nay.
ILO hoan nghênh thực hành tốt này và kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục cách làm việc này không chỉ trong các cuộc họp cấp khu vực mà còn cả ở nơi làm việc.
Chúng tôi hy vọng rằng, cùng với nhau, việc lập kế hoạch tuân thủ chiến lược sẽ được tăng cường trong các thanh tra viên trong khu vực theo mục tiêu tuân thủ bền vững. ILO tin rằng cam kết cải thiện điều kiện làm việc sẽ giúp nâng cao mức sống và sức cạnh tranh trong cộng đồng ASEAN. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện các tiêu chuẩn lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu rất quan trọng cho sự phát triển của con người và các nền kinh tế. ILO hoàn toàn cam kết hỗ trợ các nước ASEAN trong con đường hướng tới một tương lai thịnh vượng trên nền móng là các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
ILO sắp kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm tới, chúng tôi mong đợi tiếp tục hợp tác với ASEAN trong việc cải thiện hệ thống thanh tra lao động quốc gia để theo đuổi công bằng xã hội và việc làm bền vững. Về mặt này, chúng tôi hoan nghênh kết quả của Hội nghị này và các thông điệp sẽ được trình lên Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về lao động và các diễn đàn ASEAN cấp cao khác như là một phần trong nỗ lực cải thiện quy định pháp luật lao động và mang tới việc làm bền vững cho tất cả mọi người.
Tôi mong đợi một cuộc họp hiệu quả trong hai ngày tới và tin tưởng các bạn sẽ tham gia tích cực vào cuộc thảo luận này vì đây là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích từ nỗ lực, quan điểm và và sự hợp tác của nhiều bên.
Chúc hội nghị thành công và xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe.
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH
Ông Bernhard Raebel, Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh tra Lao động Quốc tế (IALI)
Thưa đại diện các nước thành viên ASEAN tham dự hội nghị
Thưa đại diện Ban thư ký ASEAN
Kính thưa các Quý ông , Quý bà tham dự hội nghị
Tôi rất vui mừng được có mặt ở đây hôm nay, thay mặt cho Tổ chức Lao động Quốc tế, chào mừng tất cả các vị đại biểu tới tham dự Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN lần thứ 7 để thảo luận về vai trò của việc lập kế hoạch chiến lược trong thanh tra lao động để đạt được việc làm bền vững, bao gồm cả trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là vinh dự lớn của Tổ chức Lao động Quốc tế khi được tiếp tục mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước thành viên ASEAN tại các Hội nghị thanh tra lao động từ Hội nghị đầu tiên tại Việt Nam 8 năm trước đây.
Nhân dịp này, tôi xin hoan nghênh Bộ LĐTBXH và Ban thư ký ASEAN đã nỗ lực để Hội nghị có thể diễn ra mặc dù thời gian chuẩn bị không nhiều. Tôi xin gửi lời chúc mừng tất cả những người đã tham gia chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này. Trên thực tế, đây là lần thứ ba Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị này và tôi muốn đặc biệt ghi nhận sự lãnh đạo của Bộ LĐTBXH đối với hoạt động thanh tra lao động trong cộng đồng ASEAN.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp ở Tổ chức Lao động Quốc tế đến từ Geneva, Bangkok và Hà Nội đã tích cực đóng góp cho sự kiện này, bao gồm cả đóng góp về mặt kinh phí, trong đó 1 phần kinh phí hỗ trợ đến từ Quỹ Tầm nhìn không tai nạn (Vision Zero Fund) của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Nhân dịp này, tôi xin hoan nghênh Bộ LĐTBXH và Ban thư ký ASEAN đã nỗ lực để Hội nghị có thể diễn ra mặc dù thời gian chuẩn bị không nhiều. Tôi xin gửi lời chúc mừng tất cả những người đã tham gia chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này. Trên thực tế, đây là lần thứ ba Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị này và tôi muốn đặc biệt ghi nhận sự lãnh đạo của Bộ LĐTBXH đối với hoạt động thanh tra lao động trong cộng đồng ASEAN.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp ở Tổ chức Lao động Quốc tế đến từ Geneva, Bangkok và Hà Nội đã tích cực đóng góp cho sự kiện này, bao gồm cả đóng góp về mặt kinh phí, trong đó 1 phần kinh phí hỗ trợ đến từ Quỹ Tầm nhìn không tai nạn (Vision Zero Fund) của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Nhân dịp này, tôi cũng xin thay mặt Tổ chức Lao động Quốc tế gửi lời chia buồn chân thành và sâu sắc tới nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tuần trước.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trên thế giới, và ngay tại cộng đồng ASEAN, thanh tra lao động được công nhận rộng rãi là một cơ quan công quyền quan trọng để đạt được việc làm bền vững. Tuy nhiên, tại nhiều nước thành viên ASEAN, thanh tra lao động vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là sự mất cân bằng giữa nguồn lực hạn chế và số lượng lớn người lao động và nơi làm việc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng trong vùng kinh tế năng động này, việc tuân thủ luật lao động là rất quan trọng, không chỉ để đảm bảo quyền của người lao động và nơi làm việc hài hòa và hiệu quả, mà còn góp phần tạo ra tiến bộ kinh tế và xã hội trong khối ASEAN và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững cho đến năm 2030.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau tăng cường vai trò của thanh tra lao động phối hợp với các đối tác xã hội để cải thiện sự tuân thủ nơi làm việc trong nền kinh tế của từng nước, cũng như trong chuỗi cung ứng toàn cầu? Một giải pháp quan trọng là tăng cường lập kế hoạch tuân thủ chiến lược, đây cũng chính là trọng tâm của hội nghị năm nay, và nhấn mạnh những hỗ trợ kỹ thuật gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế đối với thanh tra lao động.
Tổ chức Lao động Quốc tế công nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong những năm gần đây để cải thiện khung pháp lý và chính sách, bổ sung nguồn lực và phát triển các can thiệp mới, nhằm tăng cường tuân thủ quy định nơi làm việc. Hội nghị này là cơ hội để chia sẻ một số những thành công mà các nước đã đạt được cũng như thúc đẩy sự gắn kết trong việc thực thi chính sách giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các chính phủ, và thanh tra lao động nói riêng, vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành luật lao động và bảo vệ người lao động. Những thách thức này là đáng kể khi chúng ta nghĩ về tương lai, công việc, sự chuyển đổi của các nền kinh tế địa phương thông qua công nghệ, các dạng công việc đa dạng và mới nổi, cùng với những ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Cùng với nhau, các yếu tố này tiếp tục chuyển đổi thị trường lao động và nơi làm việc, và đặt ra thách thức cho thanh tra lao động khi thực thi nhiệm vụ của mình, đặc biệt là với các phương pháp thực thi truyền thống.
Sự yếu kém của thanh tra lao động thường bị đổ thừa là do nguồn lực hạn chế và thiếu sự hỗ trợ chính trị. Nhưng Tổ chức Lao động Quốc tế muốn thách thức cách tư duy theo phản xạ này. Tất cả các cơ quan thanh tra trên toàn cầu, dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển, đều phải đối mặt với những hạn chế nhất định về nguồn lực. Một hệ thống thanh tra hiệu quả phải là một hệ thống tối đa hóa được tác dụng của các nguồn lực mà nó có - đặc biệt thường là thông qua quy hoạch chiến lược nghiêm ngặt. Nếu thanh tra chỉ để ý đến việc họ đang thiếu cái gì thì có thể bỏ lỡ các cơ hội đạt được nhiều hơn với ít nguồn lực đầu vào hơn. Nguồn lực rất quan trọng, và Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi Chính phủ cần cung cấp đủ nhân lực và tài chính cho các cơ quan thanh tra. Nói vậy không có nghĩa là nhiều nguồn lực hơn thì sẽ có sự tuân thủ tốt hơn nếu không có khung chiến lược.
Do đó, ILO đang làm việc với nhiều quốc gia, trong đó có một số nước ở ASEAN có mặt tại Hội nghị hôm nay, để cải thiện phương pháp lập kế hoạch chiến lược của mỗi nước. Mô hình tuân thủ chiến lược của ILO cũng không phải là một ý tưởng mới. Các cơ quan thanh tra cũng đã áp dụng cách tiếp cận này ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, mô hình chúng tôi đưa ra là một phương pháp từng bước hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược trong bối cảnh các nguồn lực hạn chế.
Đây là phương pháp phù hợp với tất cả các thành phần trong thị trường lao động, dù là doanh nghiệp nhỏ và vừa hay ở quy mô lớn, và ở mọi ngành nghề, dù có liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. Đó chính là lý do tại sao chủ đề của Hội nghị Thanh tra ASEAN lần này tập trung không chỉ về tuân thủ chiến lược trong chuỗi cung ứng mà còn ở tất các doanh nghiệp và vì tất cả người lao động. Lập kế hoạch tuân thủ tốt hơn sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những nơi làm việc này và kết nối trực tiếp tới nên kinh tế trong nước và trên toàn thế giới.
Điều này đã được ghi nhận tại Hội nghị lao động quốc tế 2016. Nghị quyết của Hội nghị về việc làm bền vững trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đã ghi nhận rằng cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả người lao động trong nước sẽ mang lại tác động tích cực cần thiết tới điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Về mặt này, các Chính phủ và đặc biệt là các cơ quan thanh tra, cần đặt kỳ vọng rằng tất cả doanh nghiệp dưới thẩm quyền của mình phải tôn trong pháp luật lao động và thuộc đối tượng thanh tra. Để làm được điều đó, thanh tra phải tránh các quy định không công bằng và bảo vệ người lao động, dù họ là lao động di cư, lao động tại nhà, lao động có việc làm phi tiêu chuẩn hay người lao động trong các khu chế xuất.
Thưa quý vị đại biểu,
Khi hội nhập khu vực và toàn cầu sâu rộng hơn tiếp tục là một ưu tiên cho các nền kinh tế định hướng xuất khẩu trong khu vực, các nước ASEAN nên tập trung hơn vào các chiến lược thanh tra để cải thiện điều kiện làm việc trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm ở các nơi làm việc là một phần của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc làm bền vững, trong nhiều trường hợp là điều kiện quan trọng để tiếp cận thị trường toàn cầu hoặc để tiếp nhận những lợi ích thương mại ưu tiên khác. Chúng tôi nhìn thấy sự năng động đó hôm nay, dù là trong ngành hải sải, dệt may, điện tử, ô tô, thực phẩm, nông nghiệp hay trong các ngành công nghiệp toàn cầu khác. Đảm bảo quyền cơ bản tại nơi làm việc và điều kiện làm việc bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn tốt cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Thưa quý vị,
Hội nghị Thanh tra ASEAN cũng là bằng chứng cho thấy thanh tra lao động không đơn độc và không nên đơn thương độc mã trên con đường của mình. Trách nhiệm thực thi pháp luật là của chính phủ, tuy nhiên, người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức của họ cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đảm bảo tuân thủ. Vì lý do này, ILO rất vui mừng nhận thấy sự tham gia của các đối tác xã hội trong Hội nghị về thanh tra lao động hôm nay.
ILO hoan nghênh thực hành tốt này và kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục cách làm việc này không chỉ trong các cuộc họp cấp khu vực mà còn cả ở nơi làm việc.
Chúng tôi hy vọng rằng, cùng với nhau, việc lập kế hoạch tuân thủ chiến lược sẽ được tăng cường trong các thanh tra viên trong khu vực theo mục tiêu tuân thủ bền vững. ILO tin rằng cam kết cải thiện điều kiện làm việc sẽ giúp nâng cao mức sống và sức cạnh tranh trong cộng đồng ASEAN. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện các tiêu chuẩn lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu rất quan trọng cho sự phát triển của con người và các nền kinh tế. ILO hoàn toàn cam kết hỗ trợ các nước ASEAN trong con đường hướng tới một tương lai thịnh vượng trên nền móng là các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
ILO sắp kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm tới, chúng tôi mong đợi tiếp tục hợp tác với ASEAN trong việc cải thiện hệ thống thanh tra lao động quốc gia để theo đuổi công bằng xã hội và việc làm bền vững. Về mặt này, chúng tôi hoan nghênh kết quả của Hội nghị này và các thông điệp sẽ được trình lên Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về lao động và các diễn đàn ASEAN cấp cao khác như là một phần trong nỗ lực cải thiện quy định pháp luật lao động và mang tới việc làm bền vững cho tất cả mọi người.
Tôi mong đợi một cuộc họp hiệu quả trong hai ngày tới và tin tưởng các bạn sẽ tham gia tích cực vào cuộc thảo luận này vì đây là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích từ nỗ lực, quan điểm và và sự hợp tác của nhiều bên.
Chúc hội nghị thành công và xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe.